Hệ THỐNG Ống Gió Tòa Nhà
I. Hệ Thống Ống Gió Tòa Nhà:
 - Là công cụ và phương tiện truyền dẫn không khí đã qua xử lý cấp cho các hộ tiêu thụ. Ống dẩn các luồng không khí lưu thông riêng từng vị trí trong, mà không làm ảnh hưởng đến các luồng không khí khác.
b. Phân Loại:
• Theo chức năng: ống cấp khí tươi, hồi gió, thông, thải gió.
• Theo tốc độ gió: ống tốc độ cao và thấp.
• Theo áp suất dư: ống áp suất thấp, trung bình và cao.
• Theo vị trí lắp đặt: ống gió treo, ống gió ngầm.
• Theo tiết diện ống: ống chữ nhật, vuông, tròn.
• Theo vật liệu: ống tôn tráng kẽm, inox, nhựa PVC …
 + Phân chia đường ống theo tốc độ gió:
 

Loại đường ống gió

Hệ thống điều hòa dân dụng

Hệ thống điều hòa công nghiệp

Cấp gió

Hồi gió

Cấp gió

Hồi gió

Tốc độ thấp

<12,7 m/s

<10,2 m/s

<12.7 m/s

<12.7 m/s

Tốc độ cao

> 12,7 m/s

-

12,7 – 25,4 m/s

-

 + Phân chia đường ống theo áp suất:

Áp suất

Thấp

Trung bình

cao

mmH2O

95

95 ÷  172

172  ÷ 310

 + Yêu cầu thiết kế:
- Bền, rẻ, đẹp 
- Tránh các tổn thất nhiệt, ẩm trong quá trình vận chuyển.
- Đảm bảo phân phối khí đều đến các hộ tiêu thụ …

 
II. VẬT LIỆU LÀM ĐƯỜNG ỐNG DẪN GIÓ:
1. GỖ, DÁN:
 + Ưu điểm:
  - Dẻo dai.
  - Cách nhiệt, cách điện, ngăn ấm tốt, nhiệt dãn nở bé.
  - Thuận lợi cho thi công.
  - Rẻ tiền và có sẵn ở địa phương.
 + Nhược điểm:
  - Dễ bị co giãn.
  - Mục nát.
  - Dễ bắt lửa, dễ cháy.
 + Hiện trạng: Chỉ dùng để thiết kế các công trình thấp tầng.

2. TẤM THẠCH CAO:
 + Ưu điểm:
  - Khả năng tiêu âm cách nhiệt tốt.
  - giá thành rẻ.
  - dễ gia công.
 + Nhược điểm: hạn chế lớn nhất của tấm thạch cao là không chịu được nước.
 + Hiện trạng: đã sản xuất thành công tấn thạch cao chịu nước chống thấm cốt vải thuỷ tinh (Tấm thạch cao GH).

3. ỐNG NHÔM :
 + Ưu điểm: gọn nhẹ.
 + Nhược điểm: dễ bị ăn mòn, méo, thủng, xước làm giảm tuổi thọ ống.
 + Hiện trạng: không phổ biến lắm, chỉ dùng để thiết kế các công trình thấp tầng.

4. ỐNG INOX (THÉP KHÔNG RỈ):
 + Ưu điểm:
  - Không sợ bị ăn mòn, không gỉ sét.
  - Bền, hiện đại.
 + Nhược điểm:
   - Giá thành đắc.
   - Chi phí thi công cao hơn loại khác.

5. ỐNG TÔN MẠ KẼM:
 + Ưu điểm: ứng dụng vào các công trình đòi hỏi tính bền vững cao, chịu được các diễn biến phức tạp của thời tiết.
 + Hiện trạng: Được sử dụng khá phổ biến, có bề dày trong khoảng từ 0,5 ÷ 1,2 mm tùy thuộc kích thước đường ống.

6. ỐNG CHẤT DẺO:
 + Ưu điểm:
   - mềm dẻo, bền chắc, dễ tạo dáng.
   - tiết kiệm vật liệu, năng lượng, vận chuyển.
   - giá thành hạ.

 + Hiện trạng: 
   - dần thay thế bớt : sắt thép, gỗ và tiến tới thay dần cả hợp kim cứng trong tương lai không xa.
   - khá đa dạng về mẫu mã ở nước ta.
   - PVC (Polyvinyl Chloride), Polystyren, Polyurethan, Polyme, Silicon, Epoxy...
   - Người ta còn tạo ra Composit – ví như thứ “kim loại tổng hợp, dòng vật liệu đặc biệt mang tầm thời đại"
   - Đường ống polyurethan (foam PU) : nhẹ nhưng khó chế tạo.
   - Ngoài ra ống còn được làm từ nhiều loại vật liệu khác: bê tông than xỉ, gạch, tấm vôi, sành sứ, gang ...

III. Thông Sô Kỹ Thuật  Ống Gió:
1. Các loại hình dạng tiết diện ống:
a. Tiết diện chữ nhật.
b. Tiết diện vuông.
c. Tiết diện tròn.
d. Tiết diện ôvan.

2. QUY ĐỊNH CHIỀU DÀY ỐNG GIÓ BẰNG TÔN TRÁNG KẼM:

Kích thước cnh ln nht cng gió L (mm)

Đ dày (mm)

L < 630

0.6

630 < L < 1000

0.8

1000 <  L < 1250

1

1250 <  L < 2000

1.2

3. SO SÁNH 2 HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG GIÓ PHỔ BIẾN:

Hệ thống đường ống gió ngầm

Hệ thống đường ống kiểu treo

 - Đi ngầm dưới đất

 - Được treo trên các giá đỡ đặt ở trên cao

 - Vật liệu: xây bằng BTCT, gạch

 - Có thể chế tạo từ  nhiều loại khác nhau

 - Đường ống thường có tiết diện CN

 - Tùy thuộc tính chất công trình

 - Chi phí lớn

 - Chi phí thấp hơn nhiều

 - Thường sử dụng làm đường ống gió hồi

 - Thường sử dụng làm đường ống gió cấp

 - Cần phải xử lý chống thấm đường ống gió thật tốt

 - Không phải xử lý nhiều

 - Nhiều nhược điểm, khó thi công

 - Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng

 - Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng

 - Thường dùng phổ biến


4. Thi Công Ống Gió Treo Tôn Tráng Kẽm:
 
 + Bảng Quy Định Kích Thước Giá Đở Ống Gió Chủ Nhật:

Kích thướng gió cnh max L

Kích thưc ty treo

Kích thước giá đỡ sắt góc L

Khoảng cách max của 2 giá đỡ

(mm)

Þ (mm)

(mm)

(mm)

< 630

8

30 x 30 x 3

2500

630  ÷  1250

10

40 x 40 x 3

2500

1250  ÷  2000

10

50 x 50 x 4

1500

> 2000

12

50 x 50 x 5

1000


 + Ghép Nối Đường Ống Dẩn Gió:
 - Để tiện cho việc lắp ráp, chế tạo, vận chuyển, đường ống được gia công từng đoạn ngắn theo kích cỡ  -          -  của các tấm tôn. Việc lắp ráp thực hiện bằng bích hoặc bằng các nẹp tôn. Bích có thể là nhôm đúc, sắt V hoặc bích tôn. 
 
 + Cách Nhiệt Cho Đường Ống Dẩn Gió:  Download giáo trình
 
 - Vật liệu cách nhiệt thường là một lớp xốp có nhiều bọt khí bên trong. Vì chúng ta biết rằng không khí là một vật liệu cách nhiệt hiệu quả, và lớp xốp này càng hiệu quả nếu hệ số dẩn nhiệt vật liệu thấp. Đương nhiên lớp xốp càng dầy thì hệ số dẩn nhiệt càng thấp. 
 - Nếu ta mua bên ngoài lớp xốp dạng tấm thì sẻ có bảng tra theo nhiệt độ của vật liệu cần cách nhiệt với nhiệt độ, độ ẩm của môi trường bên ngoài để chọn độ dầy tấm xốp.
- Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống gió được bọc một lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh, amiăng, stirofor hay đổ 1 lớp foam lên bề mặt cần cách nhiệt. 
- Bên ngoài bọc lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt.
- Để tránh chuột làm hỏng người ta có thể bọc thêm lớp lưới sắt mỏng. 
- Khi đường ống đi ngoài trời người ta bọc thêm lớp tôn ngoài cùng để bảo vệ mưa nắng.
 
 Các qui định về gia công  lắp đặt ống gió: Theo tiêu chuẩn DW142, SMACNA

 


IV. Miệng Gió:
 1. Phân Loại:
+ Theo Kiểu Dáng: Gồm nhiều loại và kiểu dáng, chia thành 3 loại chính là: Miệng gió hình tròn, hình chủ nhuật, hình vuông.
  - Kích thước miệng gió lấy theo kích thước ống thông ra Miệng Gió đặt tại chổ gió thổi ra hay hút vào. 
  - Lưu ý: Không tạo tiết diện thay đổi đột ngột để tránh gây ồn.

+ Theo chức năng: 
Miệng Gió gồm có:
  • Miệng hút gió ra khỏi phòng.
  • Miệng thổi gió vào phòng.
  • Miệng thu gió ngoài trời.
  • Miệng thổi gió ngoài trời.

  - Miệng thổi gió vào phòng: Miệng thổi gió lạnh từ bên ngoài hoặc từ đường ống dẩn gió lạnh thổi vào phòng, thường bố trí trên tường hoặc trên trần nhà. Miệng thổi gió vào phòng phải bố trí thấp hơn miệng hút gió nóng ra khỏi phòng.
  - Miệng hút gió ra khỏi phòng: Thường bố